Coaching (khai vấn) là một thuật ngữ thường được đưa vào nơi làm việc nhưng lại có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào việc hiểu Coaching sẽ như thế nào, đặc điểm của những Coach giỏi là gì và tại sao Coaching lại quan trọng đối với chúng ta.
Coaching là gì?
Thông thường khi chúng ta nghĩ về coach, hình ảnh xuất hiện trong đầu chúng ta là một vị huấn luyện viên thể thao đang huấn luyện các vận động viên. Tuy nhiên, coach trong thể thao so với coach theo chuẩn ICF có sự khác biệt rất lớn. Coach trong thể thao thường đóng vai trò huấn luyện, đòi hỏi khắt khe và sử dụng cách tiếp cận mà họ cho là hiệu quả nhất để khai thác tiềm năng của vận động viên. Đồng thời, họ cũng thường là các vận động viên xuất sắc về các kỹ năng trong lĩnh vực mà họ tham gia.
Tìm hiểu: Mô hình Pure Coaching (Khai vấn thuần túy) của ICF
Những chuyên gia khai vấn theo chuẩn ICF lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Trong môi trường làm việc, chìa khóa sự thành công của Coaching là sự đồng hành. Lúc này, Coach không còn là người chỉ đạo hoặc đưa ra cách làm nữa. Thay vào đó, coach đồng hành với nhân viên hoặc người được coaching để cùng xác định mục tiêu và lên kế hoạch cải thiện hiệu suất làm việc. Người được coaching sẽ là người tự tìm ra phương pháp và cách thức làm phù hợp nhất với chính họ.
Đây là lý do mà Coaching tại nơi làm việc là một kỹ năng khó dành cho các nhà quản lý. Bởi vì hầu hết vai trò của các nhà quản lý là đảm bảo hiệu suất và kết quả làm việc, nên đôi khi họ sẽ cảm thấy khó kiên nhẫn để nhân viên tự khám phá và học hỏi. Ở nơi làm việc, coach đóng vai trò là người hỗ trợ để giúp nhân viên nâng cao khả năng tự nhận thức về bản thân thông qua việc đặt câu hỏi, và thường là những câu hỏi khó. Những câu hỏi của coach thách thức nhân viên nghĩ về mục tiêu cũng như cách thức đạt được mục tiêu theo cách riêng của họ.
Điều này cũng có nghĩa là coach không cần phải là một chuyên gia trong lĩnh vực mà họ coaching như coach trong thể thao. Do đó, điều để đảm bảo coaching hiệu quả là tập trung vào sự phát triển nội lực, năng lực, thiên hướng riêng của mỗi nhân viên để họ phát huy tối ưu nguồn lực bên trong của họ, từ đó đóng góp vào thành quả chung.
Coach (chuyên gia khai vấn) sẽ có một cái nhìn toàn diện về cá nhân: công việc, giá trị doanh nghiệp, nhu cầu cá nhân và mục tiêu phát triển nghề nghiệp của nhân viên, từ đó giúp họ thiết kế nên lộ trình phát triển phù hợp nhất với mỗi người, trên con đường đóng góp chung cho doanh nghiệp.
Coaching tại nơi làm việc thường tập trung vào việc cải thiện hiệu suất làm việc của cá nhân để đạt được các KPI hoặc kỳ vọng trong công việc, nhưng coaching cũng có thể tập trung vào việc phát triển con đường nghề nghiệp và phát triển nhân viên. Trọng tâm của phiên coaching xoay quanh những nhu cầu và mong muốn của nhân việc hoặc người được coaching chứ không phải những mong muốn và nhu cầu của coach hoặc quản lý.
Điều đó không có nghĩa là các mong muốn của doanh nghiệp và các mục tiêu về hiệu suất không được quan tâm đến. Những thông tin về kinh nghiệm, hiệu suất làm việc hay những góc nhìn của quản lý là một phần không thể thiếu của một phiên coaching tại nơi làm việc vì nó góp phần giúp nhân viên đạt được nhiều thành tích hơn, đưa sự nghiệp của họ phát triển hoặc giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn.
Vậy tóm lại, coaching là gì? Đó là một quá trình đồng hành giữa coach, quản lý và nhân viên, quản lý và nhân viên tập trung thảo luận về các mục tiêu, xác định các yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu và lập kế hoạch phát triển, còn coach sẽ tạo điều kiện cho nhân viên tự nhận ra các giải pháp phù hợp với bản thân thông qua việc đặt câu hỏi.
Coaching tại nơi làm việc không phải là gì?
Coaching không phải là một hoạt động kỷ luật. Nếu các nhà quản lý chỉ coaching khi có vấn đề về hiệu suất thì điều này không chỉ tạo ra sự mất lòng tin về coaching mà còn làm ảnh hướng đến lợi ích mà các nhân viên khác có thể nhận được từ các phiên coaching.
Coaching không phải là một buổi đào tạo nhưng nó hoàn toàn có thể là một phương pháp để củng cố những gì nhân viên đã học được trong các khóa đào tạo. Trong thực tế, nhân viên nhận được phiên coaching củng cố kiến thức sau đào tạo sẽ có khả năng ghi nhớ và áp dụng các bài học tốt hơn hẳn.
Coaching không phải là tư vấn, mặc dù đôi khi trong các phiên coaching có thể liên quan đến các vấn đề cá nhân bởi vì cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ có ảnh hưởng đến nhau. Ví dụ, một nhân viên mới chia tay người yêu có thể gặp phải sự giảm sút về hiệu suất tại thời điểm chia tay đó, đây là một ví dụ về một tình huống tác động làm ảnh hưởng đến tình huống khác.
Việc giúp nhân viên nhận ra ảnh hưởng của tác động này và lên kế hoạch hành động để duy trì hiệu suất công việc cao bằng cách phân loại thông qua các vấn đề cá nhân là một phần quan trọng của phiên coaching. Mặt khác, khi các vấn đề nghiêm trọng hơn như lạm dụng ma túy và rượu hoặc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, điều quan trọng là phải hướng dẫn nhân viên đến một chuyên gia có thể cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho vấn đề mà họ cần.
Tại sao coaching tại công sở lại quan trọng?
Có rất nhiều lợi ích cho nhân viên, người quản lý và doanh nghiệp khi thực hiện coaching tại nơi làm việc.
Rõ ràng coaching tại nơi làm việc sẽ đạt được kết quả khác nhau trong các lĩnh vực về các kỹ năng của nhân viên. Tùy thuộc vào mục tiêu của việc coaching, coaching có thể giúp nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc hoặc phát triển năng lực để chuẩn bị cho sự thăng tiến trong sự nghiệp. Bởi vì những nhân viên tích cực sẽ có cơ hội tham gia vào việc xác định và lập kế hoạch phát triển, nhân viên cũng cảm thấy được quyền làm chủ cho sự phát triển của chính họ.
Các tổ chức có văn hóa coaching phát triển mạnh, sự hài lòng của nhân viên trong công việc cao hơn và tỷ lệ nhân viên gắn bó với công ty cao hơn so với các tổ chức nhân viên ít được coaching. Coaching giúp cho mối quan hệ giữa các nhà quản lý và nhân viên trở nên khăng khít và bền chặt hơn.
Lý do số một khiến nhân viên bỏ công việc là vì người quản lý của họ, và vì vậy, nhờ vào Coaching, tổ chức sẽ giải quyết được nguyên nhân không đáng có này, từ đó tránh lãng phí nguồn lực và nhân tài.
Với tốc độ thay đổi nhanh chóng của thị trường và coaching trong doanh nghiệp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách chúng ta phát triển đội ngũ của mình và dẫn đầu xu hướng. Các nhà quản lý tập trung vào coaching để xây dựng và lãnh đạo đội nhóm điều này chuẩn bị cho việc thực hiện các thay đổi tốt hơn vì giờ đây nhân viên đã tập trung vào cải tiến liên tục về hiệu suất làm việc của chính họ. Điều này có nghĩa là họ sẽ hiểu hơn và tập trung vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp hơn.
Từ góc độ tài chính, ngân sách cho việc coaching ít tốn kém hơn nhiều so với các khóa đào tạo chính quy và đem lại kết quả hơn hẳn dù cùng một lượng thời gian. Bên cạnh đó, những vấn đề trong hiệu quả làm việc khiến tổ chức lãng phí chi phí, nếu tận dụng được tối đa năng lực của từng nhân viên thì sẽ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn nhiều lần.
Đọc thêm: Coaching nâng cao hiệu suất công việc như thế nào?
Coaching nơi công sở nên thực hiện khi nào?
Thông thường các nhà quản lý hay tiến hành các cuộc họp theo định kỳ với nhân viên của họ. Đây có thể là thời điểm lý tưởng để tiến hành các phiên coaching vì cả người quản lý và nhân viên đều mong muốn gặp nhau và có thể chuẩn bị cho một cuộc trao đổi. Việc trao đổi trực tiếp từ coach và người được coach đem lại hiệu quả rất lớn chỉ cho một buổi trao đổi.
Tìm hiểu: 6 phong cách lãnh đạo thế kỷ 21
Không phải tất cả các phiên coaching cần phải hoặc nên được lên lịch từ trước. Bạn có lẽ đã nghe thấy thuật ngữ “teachable moments” (khoảnh khắc có thể học hỏi). Đây là những thời điểm tốt nhất để thực hiện một phiên coaching khi một tình huống hoặc trường hợp xảy ra. Một phiên coach lúc này giúp nhân viên học hỏi và phát triển nhanh hơn nhiều lần thông thường. Bởi vì cách tốt nhất để học hiệu quả là liên hệ nó với một tình huống cụ thể và tình huống thực tế mà cả quản lý và nhân viên đang cùng nhau đối diện là tình huống tốt nhất.