Mỗi người trong chúng ta đều có phong cách lãnh đạo ưa thích riêng, thường đó là phong cách mà ta tự nhiên sử dụng trong những lúc căng thẳng. Một trong những cách dễ nhất để tìm ra phong cách của bạn là quan sát những gì bạn nói khi bị căng thẳng. Bạn có phải là người nói “Bạn nghĩ gì về điều này?”, “Làm thử xem” hay là “Được rồi, làm cho tôi điều này.”
Bất cứ mỗi lãnh đạo nào cũng muốn xác định phong cách lãnh đạo của riêng mình.
Daniel Goleman, một chuyên gia hàng đầu thế giới và được coi là cha đẻ của Trí tuệ Cảm xúc, ông đã mô hình hóa 6 phong cách lãnh đạo dựa trên các cấp độ “kiểm soát” dựa vào tiềm lực của cấp dưới.
Ông cũng thực hiện nghiên cứu đột phá về lãnh đạo, được công bố trên chí Havard Business Review năm 2000 với tiêu đề “Lãnh đạo tạo ra Kết quả”.
6 Phong cách Lãnh đạo được liệt kê dưới đây:
-
Lãnh đạo Chỉ huy (Coercive leaders)
Những nhà lãnh đạo Chỉ huy đòi hỏi sự tuân thủ và vâng lời.
Nói đơn giản, phong cách này là “Làm điều tôi nói với bạn”.
Những nhà lãnh đạo thường chủ động, quản lý bản thân tốt và có động lực mạnh mẽ để thành công. Phong cách lãnh đạo này đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống: điển hình là trên chiến trường, hay bất kỳ khủng hoảng cấp bách nào đều cần nhà lãnh đạo bình tĩnh và quyết đoán Chỉ huy.
-
Lãnh đạo Định hướng (Pace-setting leaders)
Những nhà lãnh đạo Định hướng đòi hỏi sự xuất sắc và khả năng tạo Định hướng cho đội ngũ.
Phong cách này có thể được tóm tắt là “Làm những gì tôi tin tưởng”.
Nhà lãnh đạo Định hướng thường dẫn dắt qua những ví dụ cụ thể, nhưng kiểu lãnh đạo này chỉ hoạt động với một đội ngũ có năng lực cao, động lực mạnh mẽ và không giàu kinh nghiệm hơn chính họ.
Phong cách lãnh đạo này giúp mọi người có một mục tiêu hướng đến, và được tự do tìm cách để cùng thực hiện một mục tiêu chung. Giống như nhà lãnh đạo Chỉ huy, nhà lãnh đạo Định hướng cũng hướng tới sự thành công và chủ động, nhưng thay vì kiểm soát, họ tạo điều kiện để mọi người cùng xây dựng dưới mục tiêu chung.
-
Lãnh đạo khai vấn (Coaching Leaders)
Những nhà lãnh đạo khai vấn tập trung vào phát triển tiềm năng con người.
Phong cách của họ chính là “Làm thử và học hỏi từ kết quả có được”.
Các nhà lãnh đạo khai vấn cho phép mọi người thử các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu theo cách rất riêng. Họ có khả năng đồng cảm, tự nhận thức và kỹ năng cao trong việc phát triển con người. Phong cách lãnh đạo này cực kỳ hữu ích và giá trị trong việc phát triển các nhân tài về dài hạn cho tổ chức.
Nhà lãnh đạo khai vấn rất giỏi trong việc xây dựng đội ngũ kế thừa, hay phát triển những nhà quản lý/nhân viên có khả năng tự ra quyết định tốt.
Xem thêm: Nguyên lý hình thành khoa học Khai vấn
-
Lãnh đạo Liên kết (Affilative leaders)
Nhà lãnh đạo Liên kết coi trọng việc tạo ra sự những kết nối tình cảm và sự hòa hợp.
Nhà lãnh đạo Liên kết tin rằng “Con người là yếu tố quan trọng trước hết”.
Những nhà lãnh đạo như vậy thường có khả năng đồng cảm, kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, và rất giỏi trong việc xây dựng các mối quan hệ. Phong cách này hữu ích nhất khi một đội ngũ đã cùng nhau trải qua khó khăn, và cần phải chữa lành những rạn nứt, cũng như tăng cao động lực. Đây không phải là phong cách hướng đến mục tiêu, vì vậy nhà lãnh đạo cần đảm bảo mọi người hiểu rằng mục tiêu ưu tiên là sự hòa hợp trong nhóm chứ không phải hoàn thành các công việc cụ thể.
Họ thường làm rất tốt trong việc giúp những nhân viên không hòa hợp với văn hóa hay “lạc hậu” so với mọi người trở nên gắn kết hơn với các nhân viên khác. Tuy nhiên, khá rõ ràng là phong cách này không nên sử dụng trong những khoảng thời gian việc hoàn thành công việc là ưu tiên trên hết.
-
Lãnh đạo Dẫn đầu (Authoritative leaders)
Nhà lãnh đạo Dẫn đầu dẫn dắt mọi người cùng đi tới một tầm nhìn ở tương lai.
Họ được biết đến với cách lãnh đạo là “Hãy đi cùng tôi”.
Những nhà lãnh đạo này có tầm nhìn rất xa và đây là phong cách hữu ích nhất khi tổ chức cần một tầm nhìn mới hoặc có Định hướng rõ ràng. Nhà lãnh đạo Dẫn đầu thường rất tự tin và và có khả năng đồng cảm. Họ đóng vai trò là chất xúc tác tạo nên sự thay đổi bằng cách thu hút nhân tài vào tầm nhìn và gắn kết họ vào bức tranh tương lai.
-
Lãnh đạo Dân chủ
Những nhà lãnh đạo Dân chủ xây dựng sự đồng thuận qua việc tham gia của các thành viên.
Họ thường liên tục hỏi “Bạn nghĩ gì về điều này?”.
Nhà lãnh đạo này thường có tinh thần hợp tác cao, lãnh đạo nhóm tốt và có khả năng giao tiếp mạnh mẽ. Phong cách lãnh đạo này giúp mỗi người cảm nhận được công sức của mình được cống hiến vào công việc chung, nhưng nó có thể khiến tiến độ thực hiện mục tiêu trở nên khá chậm cho đến khi mọi thứ đã bắt đầu vào guồng.
Những nhà lãnh đạo này cần đảm bảo rằng các quản lý cấp cao đồng ý phương pháp này, và hiểu rằng sẽ mất thời gian để đạt được sự đồng thuận.
Phát triển kỹ năng lãnh đạo của riêng bạn
Khi bạn hiểu rõ phong cách tự nhiên của bản thân, bạn có thể bắt đầu phát triển năng lực lãnh đạo của mình. Nếu bạn là nhà lãnh đạo theo kiểu Dân chủ hay Liên kết, bạn có thể cân nhắc áp dụng phong cách Chỉ huy hay Định hướng theo cách phù hợp với bản thân. Có thể bằng cách là thêm chút hài hước vào mệnh lệnh chẳng hạn.
Lợi thế của việc hiểu biết những mô hình lãnh đạo này là bạn biết cách rõ ràng hơn để sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp tình huống. Vua Henry đệ ngũ của nước Anh (ông hoàng chinh chiến) là một nhà lãnh đạo sử dụng luân phiên những phong cách này. Ông đã nỗ lực phát triển cả những phong cách khác bên cạnh phong cách lãnh đạo Chỉ huy.
Bạn cảm thấy như thế nào về những phong cách lãnh đạo trên? Bạn đang muốn xây dựng phong cách lãnh đạo nào cho chính mình hoặc nhân viên của mình? Pure Coaching sẽ có thể cùng bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Xem thêm: Coaching nâng cao hiệu suất trong công việc như thế nào?
Tham khảo: skills you need