Chuyên gia khai vấn không phải nhà trị liệu

Table of Contents

“The answer lies within” ~ Pure Coaching

Chuyên gia khai vấn (Life Coach) không phải là nhà trị liệu, nhưng đây là những gì họ làm

Tất cả chúng ta đôi khi cần một chút giúp đỡ từ chuyên gia khai vấn, đặc biệt là khi nói đến hành trình khám phá bản thân. Cho dù mục tiêu của bạn là trở nên tự tin hơn hay tìm thấy sự thỏa mãn trong một dự án đam mê, thì việc tìm ra cách đi từ điểm A (xác định mục tiêu) đến điểm B (thực sự theo đuổi và đạt được mục tiêu đó) có thể khá khó khăn. Đó là khi một chuyên gia khai vấn cần có mặt.

Một nghiên cứu năm 2019 do ICF (International Coaching Federation) thực hiện cho thấy có khoảng 71.000 chuyên gia khai vấn trên toàn cầu. Giống như một nhà trị liệu, chuyên gia khai vấn là người có thể giúp bạn xác định điểm mạnh và điểm yếu cũng như vượt qua những trở ngại đang kìm hãm bạn. Nhưng để biết bạn nên làm việc  với ai thì tùy thuộc vào các vấn đề của bạn và những gì bạn đang hy vọng đạt được. Vì vậy, đây là những gì bạn cần biết trước khi làm việc cùng một chuyên gia khai vấn.

Bài viết liên quan: Mô hình Purecoaching ICF – Nghệ thuật của sự lắng nghe

Chuyên gia Coaching (khai vấn) sẽ làm gì?

Chà, bạn biết huấn luyện viên thể thao làm gì rồi đấy: Họ giúp một cá nhân hoặc một đội nhóm xác định mục tiêu (tức là giành chiến thắng) và sau đó họ phát triển một kế hoạch cho cá nhân hoặc nhóm đó. Nó khá đơn giản—và điều này cũng đúng với chuyên gia life coaching.

Jane Scudder, một chuyên gia khai vấn và là người sáng lập của công ty phát triển lãnh đạo The New Exec, giải thích: “Coaching tập trung vào những gì đang xảy ra ngay bây giờ, điều một người muốn đạt được và cách thu hẹp khoảng cách đó.”

Khai vấn là để giúp mọi người xác định những trở ngại đang cản trở họ, hỗ trợ họ tìm động lực và xác định chính xác bất kỳ lực cản nào đối với sự thay đổi của họ. Chuyên gia khai vấn cuộc sống là một thuật ngữ rộng—bạn cũng có thể tìm nhà khai vấn kinh doanh, khai vấn điều hành, khai vấn lãnh đạo và khai vấn sức khỏe, nhưng chuyên gia khai vấn cuộc sống thường hữu ích nhất khi bạn đang nghĩ về tương lai tổng thể của mình.

Scudder nói: “Công việc của tôi thực sự tập trung vào 4 điều“:

  1. Giúp ai đó mở rộng một ý tưởng;
  2. Giúp ai đó hiểu trải nghiệm hiện tại của họ là gì bằng chánh niệm
  3. Khám phá tư duy để giúp ai đó ‘nhìn thấy’ các lựa chọn một cách khác đi; và
  4. Giúp ai đó hiểu được hệ thống niềm tin và giá trị cá nhân cũng như cách những hệ thống này thể hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta.

Kate Bathras, một chuyên gia khai vấn được chứng nhận và là thành viên của ICF, cho biết một quan niệm sai lầm phổ biến là “chuyên gia khai vấn sẽ đưa ra lời khuyên”. Cô giải thích: “Vai trò của chuyên gia khai vấn không phải là truyền đạt sự khôn ngoan mà là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết nối với trí tuệ bên trong của chính khách hàng và đưa ra lựa chọn về hành động của họ cũng như các bước tiếp theo từ nơi kết nối đó”. Theo nghĩa đó, chuyên gia khai vấn là một người đồng hành không phán xét — bạn vẫn là người thực hiện công việc chính.

Bài viết liên quan: 4 lợi ích khi đồng hành cùng Life Coach

Chuyên gia khai vấn khác với nhà trị liệu như thế nào?

Khai vấn có thể mang tính trị liệu, nhưng có một số khác biệt lớn giữa khai vấn và trị liệu. Tess Brigham, một nhà trị liệu và là chuyên gia khai vấn được chứng nhận giải thích: “Chuyên gia khai vấn nhìn vào hiện tại của bạn để giúp bạn tạo ra tương lai mà bạn mong muốn, trong khi một nhà trị liệu nhìn vào quá khứ của bạn để giúp bạn quản lý hiện tại của mình”.

Một phiên với chuyên gia khai vấn sẽ khác rất nhiều so với nhà trị liệu — với chuyên gia khai vấn bạn sẽ được cung cấp cấu trúc và trách nhiệm giải trình trong khi một phiên với nhà trị liệu sẽ có một kết thúc mở hơn. Brigham nói: “Các buổi khai vấn của tôi rất rõ ràng—khách hàng hoàn thành bảng câu hỏi để xác định mục tiêu và luôn có bài tập về nhà cần hoàn thành giữa các buổi, như vậy tôi có thể tìm hiểu những gì họ đã làm được hoặc chưa làm được kể từ buổi khai vấn trước của chúng tôi,” Brigham nói. “Trong các buổi khai vấn, tôi để khách hàng của mình quyết định họ muốn đi theo hướng nào và cuộc trò chuyện của chúng tôi thường được quyết định bởi cảm giác của họ trong thời điểm đó, bất kỳ thông tin chi tiết nào họ có được kể từ lần cuối chúng tôi gặp nhau và những con người hoặc sự kiện có thể xảy ra đã kích hoạt cảm xúc của họ”.

Bạn cũng sẽ không đến gặp chuyên gia khai vấn để được chẩn đoán. Angela Kenzslowe, một nhà tâm lý học lâm sàng cho biết: “Nhà trị liệu được cấp phép là người đã được đào tạo, đạt được số giờ lâm sàng dưới sự giám sát của các chuyên gia và đã được hội đồng xem xét kỹ lưỡng. Họ chẩn đoán các chứng rối loạn, họ có các kỹ năng và công cụ để đối phó với chấn thương tâm lý và làm việc với các biện pháp điều chỉnh hành vi ngắn hạn.”

Điều đó không có nghĩa là chuyên gia khai vấn không có công cụ và kỹ năng cho các khía cạnh cụ thể của cuộc sống — nhưng sẽ không có công việc chữa bệnh nào, cô ấy nói thêm. “Có một thách thức là không có quy định hoặc tiêu chuẩn chăm sóc dành cho chuyên gia khai vấn. Bất cứ ai cũng có thể treo biển hiệu và tự gọi mình là nhà khai vấn,” cô nói. “Điều đó không có nghĩa là chuyên gia khai vấn không đem lại hiệu quả; điều đó chỉ có nghĩa là bạn phải dành thời gian tìm hiểu một chuyên gia khai vấn mà bạn muốn làm việc cùng thật kỹ.” Hãy tìm những người đã được đào tạo thông qua một tổ chức được chứng nhận như ICF hoặc CCE.

Bài viết liên quan: 8 sự khác biệt giữa các coach có thể tác động đến trải nghiệm của bạn

Vậy ai sẽ phù hợp với bạn?

Trên thực tế, bạn không cần phải chọn—bạn hoàn toàn có thể gặp cả hai. Jacinta Jimenez, một nhà tâm lý học và nhà khai vấn được chứng nhận cho biết: “Một nguyên tắc nhỏ là nếu các vấn đề của bạn đang làm gián đoạn cuộc sống cá nhân hoặc nghề nghiệp của bạn, thì bạn nên cân nhắc làm việc với một nhà trị liệu.” (Mặc dù bạn không nhất thiết phải đang trải qua một sự kiện lớn trong đời để có thể hưởng lợi ích từ việc trị liệu).

Nhưng “nhiều người đến với khai vấn sau khi hoặc cùng lúc với việc trị liệu, vì nó có thể hỗ trợ thêm cho sự chữa lành đang diễn ra trong quá trình trị liệu,” Bathras cho biết thêm.

Điều quan trọng cần ghi nhớ là chuyên gia khai vấn sẽ không giải quyết các vấn đề khám chữa bệnh. Kenzslowe nói: “Một chuyên gia khai vấn tuyệt vời sẽ biết ranh giới của việc khai vấn và sẽ giới thiệu bạn đến một nhà trị liệu nếu và khi công việc lâm sàng là cần thiết.”

Xem thêm: Coaching là gì? tìm hiểu khái niệm chi tiết

 

Theo Oprahdaily



Release Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *