Sự khác biệt giữa Executive Coaching (Khai vấn Doanh nghiệp) và Life Coaching (Khai vấn Cuộc sống) là gì? Và cả những hình thức Coaching khác như Leadership Coaching (Khai vấn Lãnh đạo), Business Coaching (Khai vấn Kinh doanh), Wellness Coaching (Khai vấn Sức khỏe)…
Dễ hiểu khi có một sự hiểu lầm thường gặp rằng Executive Coaching (Khai vấn cho cấp Lãnh đạo trong Doanh Nghiệp) và Life Coaching (Khai vấn cho chủ đề cuộc sống) là hai loại hình tách biệt, xác định cách thực thi hoàn toàn khác nhau, như hai loại hình Coaching (khai vấn) riêng. Tuy nhiên, không phải như vậy.
Tất cả những từ mô tả loại hình, đứng trước chữ “Coaching” chỉ nhằm thu hút đối tượng khách hàng riêng mà đơn vị cung cấp dịch vụ Coaching muốn hướng tới. Họ muốn phân biệt dịch vụ Coaching của mình với những đơn vị cung cấp khác. Ngay các trường đào tạo Coaching cũng thực hiện tương tự như vậy. Tất cả những thuật ngữ và chức danh hầu hết phục vụ mục đích marketing là chính.
Đâu là lý do?
Một giám đốc điều hành sẽ chú ý nhiều đến Khai vấn Doanh nghiệp hay Khai vấn Lãnh đạo, đặc biệt là khi người đó muốn phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình. Trái lại, một chủ doanh nghiệp sẽ quan tâm đến Khai vấn Kinh doanh bởi vì nó phù hợp với nhu cầu của anh ta. Còn người tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống lại bị thu hút bởi Khai vấn Cuộc sống và có xu hướng né những loại Coaching trên hơn.
Bởi vì Coaching là một lĩnh vực không dựa trên đặc thù chuyên môn, bạn có thể gọi mình là Coach trong bất-cứ-loại-hình-nào. Điều quan trọng và cần thiết đó là Coach cần được đào tạo kỹ năng Coaching một cách bài bản. Họ phát triển chuyên môn Coaching của mình trong hành nghề chuyên nghiệp và giúp khách hàng đạt được mục tiêu mà họ mong muốn.
Tất cả Coaching (Khai vấn) đều có cùng nền tảng chung
Khai vấn là những cuộc đối thoại có mục tiêu rõ ràng nhằm giúp bạn sáng tỏ những mối bận tâm của bản thân, đồng thời khơi gợi tư duy và óc sáng tạo, từ đó truyền cảm hứng để bạn hành động đạt được những mong muốn của bản thân.
ICF (Liên đoàn Khai vấn quốc tế) có 11 năng lực mà một chuyên gia khai vấn phải không ngừng trau dồi và rèn luyện.
Một số năng lực tiêu biểu là:
- Coach không hướng dẫn, họ lắng nghe.
- Coach không đưa cách làm, họ đặt câu hỏi.
- Coach không đưa ý tưởng, họ giúp khách hàng hình thành ý tưởng của riêng họ.
- Coach không chia sẻ trải nghiệm cá nhân, họ quan tâm trải nghiệm của khách hàng.
- Coach không đưa giải pháp, họ mở rộng tư duy của khách hàng.
- Coach không khuyên nhủ, họ truyền cảm hứng để khách hàng lựa chọn.
Xem thêm: Mô hình Pure Coaching là gì?
Dù một chuyên gia Khai vấn có làm trong mảng Doanh nghiệp, Sức khỏe, Sự nghiệp, hay Tài chính thì họ đều có cùng nền tảng kỹ năng trên.
Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam cũng sẽ có nhiều chuyên gia sử dụng từ Coaching nhưng thực chất thì cách làm việc của họ lại theo hướng Cố vấn hay Tư vấn hơn. Vậy nên để tìm đúng một chuyên gia Khai vấn (Coach) thì bạn hãy tìm hiểu xem họ có được chứng nhận đào tạo bởi Liên đoàn Khai vấn quốc tế ICF hay không nhé.
Vậy Life Coaching về căn bản là gì?
Life Coaching là tên gọi chung cho ngành khai vấn tập trung vào những mong muốn cá nhân của khách hàng. Một số Life Coach sẽ tập trung riêng vào từng mảng hoặc đối tượng khác nhau như Doanh nghiệp, Sức khỏe, Tài chính, Sự nghiệp hay người mất niềm tin vào bản thân, người muốn cân bằng cuộc sống…
Những chủ đề Coaching hay gặp là:
- Phát triển bản thân vượt bậc.
- Cải thiện các mối quan hệ (tình yêu, gia đình, công việc…)
- Hiểu bản thân (tìm kiếm sứ mệnh, ý nghĩa của bản thân)
- Đưa ra một lựa chọn quan trọng
- Phát triển tinh thần
- Cải thiện tài chính cá nhân
- Giảm stress, áp lực trong công việc
- Vượt qua những giai đoạn chuyển giao trong cuộc sống (thay đổi về nơi ở như di cư hay vai trò mới như trở thành cha/mẹ,…)
Xem thêm: Life Coaching có phù hợp với bạn?
Đối với Coaching, hầu hết các vấn đề hay thử thách trong cuộc sống đều có thể làm chủ đề để khai vấn.
Khai vấn Doanh nghiệp tập trung chủ yếu vấn đề thường gặp trong tổ chức
(Cấp độ cá nhân lẫn tổ chức)
Trong doanh nghiệp, áp lực việc phải tạo kết quả tốt liên tục khiến những thành viên tổ chức không nhận ra vấn đề trọng tâm nằm ở sự phát triển của họ. Một chuyên gia có thể làm rất tốt đến một ngưỡng nhất định, nhưng họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm ở vị trí cao hơn vì sự phát triển của họ chưa ngang hàng với vấn đề mà công việc đưa ra.
Bên cạnh đó, khi làm ở các vị trí cao thì những nhà lãnh đạo hay quản lý lại rất ít thời gian để học hỏi và phát triển bản thân. Điều này dẫn đến hệ lụy là họ bị mắc kẹt và chỉ tập trung giải quyết vấn đề, thay vì dành thời gian nâng cấp bản thân.
Bằng năng lực của mình, các chuyên gia Khai vấn có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở những chủ đề như sau:
- Cải thiện sự tự nhận thức (nhìn rõ những khó khăn đang phải đối mặt)
- Tư duy sáng tạo (nghĩ ra những giải pháp chưa bao giờ nghĩ đến)
- Cải thiện khả năng lãnh đạo
- Xây dựng một đội ngũ hiệu quả
- Đưa ra những quyết định sáng suốt
- Phát triển các tài năng tiềm ẩn, xây dựng đội ngũ kế thừa
Lời kết, tất cả các chuyên gia Khai vấn đều có những năng lực quan trọng giúp mỗi cá nhân đạt những mục tiêu to lớn trong đời hay vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nhanh hơn vài lần bình thường.
Bạn còn chần chờ gì mà không tìm một Life Coach cho riêng mình ngay hôm nay.
Tham khảo: Trường đào tạo Coaching tiêu chuẩn ICF keithwebb.com